HEC - Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam

Hà Nội xảy ra hơn 3.600 vụ vi phạm công trình thủy lợi


03:26' CH-27, 27/07/2016
Vi phạm công trình thủy lợi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu thoát nước, sự an toàn của công trình thủy lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân vùng hưởng lợi của công trình.

Ông Nguyễn Vĩnh Liên, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố tình trạng vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi diễn ra khá phức tạp cả về số vụ vi phạm cũng như mức độ vi phạm.

Hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu thoát nước, sự an toàn của công trình thủy lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân vùng hưởng lợi của công trình.

Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi khi bị xâm hại sẽ gây khó khăn rất nhiều cho công tác vận hành và ứng cứu công trình khi có sự cố xảy ra.

Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Nội, tính từ năm 2011 đến tháng 5/2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 3.627 vụ vi phạm, lực lượng chức năng mới chỉ giải tỏa được 1.358 vụ, còn tồn tại 2.269 vụ.

Các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi chủ yếu là xây nhà cấp 3, xây nhà cấp 4, xây dựng nhà xưởng, dựng lều, lán, xây dựng công trình phụ, làm lò gạch...

Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát sinh 94 vụ vi phạm, mới chỉ giải tỏa được 4 vụ và còn tồn tại 90 vụ vi phạm.

Các hành vi lấn chiếm vi phạm trái phép công trình thủy lợi tại tập trung chủ yếu là xây nhà cấp 4, xây dựng nhà xưởng, dựng lều, lán, xây dựng công trình phụ, trồng xây, đào đất, đổ phế liệu, các công trình khác...

Ngoài ra, trên hệ thống công trình thủy lợi do các Công ty thủy lợi quản lý còn có 1.241 điểm xả thải công nghiệp, khu đô thị, sản xuất làng nghề, sản xuất nông nghiệp, bệnh viện và dân sinh; trong đó, có 614 điểm xả thải công nghiệp, khu đô thị, sản xuất làng nghề, sản xuất nông nghiệp, bệnh viện và 627 điểm xả thải dân sinh.

Trong 1.241 điểm xả thải chỉ có 7 cơ sở sản xuất, bệnh viện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải, số còn lại đều không có giấy phép.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi thời gian qua trên địa bàn Hà Nội là do chính quyền cơ sở chưa thật sự quyết liệt trong công tác ngăn chặn và giải tỏa vi phạm, việc tuyên truyền để người dân am hiểu pháp luật chưa sâu sát.

Hiện nay, hiện tượng vi phạm vẫn còn tiếp diễn ở một số địa phương, làm cho công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn.

Để hạn chế các vụ vi phạm phát sinh và xử lý hiệu quả các vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, UBND Thành phố cần chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các Công ty thủy lợi tiến hành thành lập Ban chỉ đạo giải tỏa vi phạm công trình thủy lợi.

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; đồng thời UBND các cấp cũng cần có biện pháp kiên quyết đối với các tổ chức, đơn vị và cá nhân vi phạm các công trình thủy lợi trên địa bàn cũng như thường xuyên phối hợp với các đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong công tác xử lý các hành vi vi phạm./.

http://www.baomoi.com
Số lượt xem: 36  -  Cập nhật lần cuối: 27/07/2016 03:39' CH
Thư viện ảnh

Tài nguyên

© 2012 Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP
Địa chỉ: 95/2 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội - Tel: (024) 3852-6285 - Fax: (024) 3563-2169
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch HĐQT
Số lượt truy cập: .
Số người trực tuyến: .
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,