Giới thiệu tài liệu mới tháng 4/2013I/Tạp chí Tài nguyên nước số 1/2013: + Ứng dụng mạng trí tuệ nhân tạo kết hợp với giải thuật di truyền tìm phương án tối ưu vận hành hồ chứa đa mục tiêu: Nghiên cứu điển hình cho hồ Hòa Bình. Tác giả TS. Quách Thị Xuân. Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên 11 lưu vực sông phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa. Như vậy, xây dựng quy trình vận hành tối ưu hồ chứa, thường là hồ chứa đa mục tiêu, là một lĩnh vực nghiên cứu lớn trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. Có nhiều phương pháp phục tìm phương án tối ưu vận hành hồ chứa trong đó phương pháp tối ưu áp dụng giải thuật di truyền là phương pháp đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới nhưng lại chưa được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Trong bài báo này tác giả mô tả một trong những cách thức kết hợp giữa mạng trí tuệ nhân tạo (ANN) với giải thuật di thuyền để tìm phương án điều tiết tối ưu vận hành hồ chứa Hòa Bình. Cách làm tương tự có thể áp dụng cho việc tìm kiếm phương án vận hành tối ưu liên hồ chứa. + Một số suy nghĩ về việc áp dụng phương pháp thiết kế thành phần bê tông khối lượng của Mỹ. Tác giả THS. Nguyễn Tiến Trung – GS.TSKH Nguyễn Thúc Tuyên Theo ACI 116R-00 [1] bê tông khối lớn (BTKL) là khối bê tông đủ lớn để phải có biện pháp khống chế sự phát nhiệt do xi măng thủy hóa kèm theo sự biến đổi thể tích để giảm tối thiểu nứt. BTKL được dùng cho các công trình như đập, móng, trụ cầu…BTKL cũng là một loại bê tông truyền thống (thông thường), nhưng có một số tính chất đặc biệt như phát nhiệt ít…, nên cũng được coi là một loại bê tông đặc biệt. Về thiết kế thành phần BTKL: Ở nước ta không có phương pháp qui định cho loại bê tông này. Tuy nhiên nó cũng là một loại bê tông truyền thống, nên có đề tài nghiên cứu đã vận dụng phương pháp thể tích tuyệt đối dùng cho bê tông thông thường để tính thành phần BTKL[2], nhưng thông thường chúng ta vẫn dùng phương pháp tiêu chuẩn của Mỹ theo ACI 211.1 [3] và coi đó là phương pháp chuẩn. + Ứng dụng bộ mô hình MIKE 11, MIKE 11 GIS tính toán thủy lực và ngập lụt lưu vực sông Ba. Tác giả THS. Lê Đức Thường + Giới thiệu về đê phá sóng và đê ngầm giảm sóng. Tác giả THS. Nguyễn viết Tiến Đê biển là một thống công trình được xây dựng để bảo vệ cho vùng đất phía sau, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc điểm khác biệt nổi bật giữa đê biển và đê sông là sự tác động của sóng. Sự tác động của sóng lớn làm cho chi phí xây dựng đê biển tăng cao vì sự gia tăng cao trình đỉnh đê và các kết cấu bảo vệ. Nếu tác động của sóng giảm đi, chắc chắn là chi phí xây dựng đê biển sẽ giảm đi do cao trình đỉnh và kết cấu bảo vệ của đê sẽ giảm. Do vậy đã có rất nhiều biện pháp có tác dụng nhất định trong ngăn cản hoặc giảm sự tác động của sóng lên đê biển như: kè mỏ hàn, trồng rừng ngập mặn, tường phá sóng đê phá sóng, … trong đó phải kể đến đê ngầm giảm sóng. Bài báo xin trình bài sơ lược về công trình đê phá sóng, đê ngầm giảm sóng đã được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam. II/ Tài liệu kỹ thuật: + Sổ tay an toàn đập –Hoàng Xuân Hồng Số TV: Va 1268 - Giới thiệu sổ tay an toàn đập - Trách nhiệm đối với an toàn đập - Tổ chức quản lý an toàn đập hiện hành - Thiết kế an toàn đập - Thi công đảm bảo an toàn đập - Đo đạc, quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn - Vận hành hồ chứa - Bảo vệ, kiểm tra và bảo dưỡng đập - Kiểm định an toàn đập - Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (EPP) - Phụ lục tham khảo Kính mời độc giả quan tâm xuống Thư viện tham khảo! Số lượt xem: 64 - Cập nhật lần cuối: 14/06/2013 05:23' CH Các bài viết khác:
|
|