HEC - Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam

Chuyên ngành Địa chất


11:54' SA-03, 03/03/2011

Với đội ngũ khảo sát chuyên nghiệp, HEC đã thực hiện phần lớn công việc khảo sát địa chất của ngành thuỷ lợi và một phần của ngành khác; HEC còn thực hiện những hợp đồng khảo sát ở Lào, Campuchia,..

Lĩnh vực chuyên môn:

  • Khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng mới tất cả các loại công trình (ở các cấp công trình và các giai đoạn thiết kế) thuộc các lĩnh vực: công trình thủy lợi & phát triển nông thôn, công trình thủy điện, công trình xây dựng, công trình giao thông vận tải, công trình công nghiệp, công trình biển và các công trình xây dựng dân dụng khác.
  • Khảo sát địa chất công trình phục vụ công tác kiểm định chất lượng, đánh giá hiện trạng sửa chữa, nâng cấp các công trình đã có thuộc tất cả các lĩnh vực nêu trên.
  • Thực hiện công tác lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tham gia chấm thầu, lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu, quản lý dự án các công việc về khảo sát địa chất.
  • Thực hiện các công tác tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, tư vấn phản biện, tư vấn về kiểm định, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và lập các tiêu chuẩn quy chuẩn trong lĩnh vực khảo sát địa chất công trình.
  • Thực hiện các công tác hưởng dẫn chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực trong công tác khảo sát địa chất công trình.

Công nghệ trong công tác khảo sát địa chất công trình:

  • Thực hiện đầy đủ và trọn gói toàn bộ các khâu trong dây chuyền khảo sát địa chất công trìnhgồm: Lập đề cương, dự toán; Khảo sát và thí nghiệm ngoài hiện trường; Thí nghiệm trong phòng; Lập hồ sơ báo cáo; Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình. Trong quá trình khảo sát, xây dựng cũng như vận hành tham gia giải trình, báo cáo và làm việc với các bên liên quan về công tác khảo sát địa chất.
  • Thực hiện đầy đủ các công nghệ trong quá trình khảo sát và lập hồ sơ địa chất gồm:
    • Khảo sát ngoài thực địa:
      • Đo vẽ địa chất công trình, đo vẽ mô tả hiện trạng hố móng, hiện trạng các công trình. Đo vẽ và tìm kiếm vật liệu xây dựng: đất, đá, cát sỏi… Thành lập các bản đồ chuyên môn về địa chất công trình, hiện trạng hố móng, hiện trạng các công trình… với các loại tỷ lệ từ nhỏ đến lớn.
      • Nghiên cứu, khảo sát đánh giá động đất, đứt gãy và các hoạt động tân kiến tạo phục vụ cho công tác xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp các công trình đã có.
      • Khảo sát địa vật lý bằng các phương pháp và tổ hợp các phương pháp: đo điện (đo sâu điện, đo mặt cắt điện, lưỡng cực trục…), đo địa chấn (dao động bằng búa, bằng nổ mìn..), đo từ…
      • Khảo sát địa chất bằng các hố thăm dò: khoan máy, khoan tay, hố đào, rãnh đào, xuyên tĩnh…
      • Thí nghiệm hiện trường trong hố thăm dò: Thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, ép nước, hút nước, múc nước, quan trắc mực nước…),
      • Thí nghiệm xuyên động, xuyên tiêu chuẩn, thí nghiệm cắt cánh, đo sóng dọc trong hố khoan…
      • Thí nghiệm trong hầm ngang, giếng đứng, thí nghiệm nén ngang và đẩy trượt…
      • Thí nghiệm đầm nén hiện trường; thí nghiệm kiểm tra chất lượng đất đắp, kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép, chất lượng vật liệu đất, đá, cát sỏi…
    • Thí nghiệm trong phòng:
      • Thực hiện công tác thí nghiệm trong phòng đối với các loại mẫu nền và mẫu vật liệu xây dựng gồm đất, đá, cát sỏi, nước…
      • Thí nghiệm bao gồm xác định các tính chất vật lý, cơ học, hóa học, tính chất đặc biệt (trương, nở, co ngót, tan rã, hàm lượng muối…) của tất cả các loại mẫu theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
    • Lập hồ sơ địa chất công trình:
      • Lập báo cáo đánh giá chung, đánh giá chuyên đề về điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thủy văn, hiện trạng và đề xuất các biện pháp xử lý nền, vật liệu trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành các công trình.
      • Cung cấp các yếu tố (thông số) đặc tính của nền và vật liệu xây dựng theo yêu cầu của thiết kế để xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp các công trình.
      • Lập các Bản đồ địa chất công trình, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ hiện trạng hố móng, hiện trạng công trình, bản đồ mặt vỉa, bản đồ thực tế, bản đồ vật liệu xây dựng… theo yêu cầu.
      • Lập các mặt cắt địa chất, mặt cắt địa chất công trình, mặt cắt địa chất thủy văn, mặt cắt nền và thân hiện trạng công trình, mặt cắt tính toán trữ lượng vật liệu xây dựng…
      • Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý, hóa học của đất, đá, cát sỏi nền và vật liệu xây dựng… để cung cấp cho thiết kế và xây dựng công trình mới cũng như sửa chữa nâng cấp các công trình hiện có.
      • Lập các tài liệu gốc của công tác khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn: hình trụ hố khoan, đào, hình trụ nõn, đồ thị khe nứt, kết quả đo địa vật lý, biểu thí nghiệm hiện trường, trong phòng, ảnh mẫu nõn khoan và tài liệu đo vẽ địa chất…

Các dự án tiêu biểu đã và đang thực hiện:

  • Các hồ chứa nước lớn như: Hồ chứa nước Cửa Đạt (Thanh Hóa), Hồ chứa nước Ngàn Trươi (Hà Tĩnh), Hồ chứa nước Tả Trạch (Huế) hồ chứa nước Định Bình (bình Định), Tân Mỹ (Ninh Thuận), Krong Phúk Hạ, EaSoup Thượng (Đắc Lắc)… Hồ chứa nước Nâm Sây Mun, Nậm Chẹng (CHDCND Lào)…
  • Các trạm bơm lớn như: Phù sa Sơn Tây, , Tân Chi (Bắc Ninh), Khai Thái, Vân Đình (Hà Tây), Lạc Tràng, Yên Lệnh (Hà Nam), Gia Viễn (Ninh Bình), Linh Cảm… Trạm bơm Đông Pho Sy, Tha Pha Nông Phông (CHDCND Lào).
  • Các dự án đê Hà Nội, kè sông Hồng, kè sông Đà, đê bao sông Sài Gòn…
  • Các hệ thống công trình thủy lợi như: Bái Thượng, Đô Lương, sông Cầu , Kè Gỗ, Nam Đàn, hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm trang…
    Các công trình thủy điện như: Thác Bà, Thác Bay, sông Chò, Phú Ninh, BuônTaurah, Định Bình, Cửa Đạt, Khe Diên, Nậm Đông, Krong H’Năng, nhiệt điện Phả Lại …
  • Các công trình xây dựng dân dụng như: Hà Nội city complex, Tòa nhà Deawoo (Hà Nội) Bệnh viện Trung ương Huế, …
  • Các công trình công nghiệp như: Bia Hà Tây, nhà máy ximăng Bỉm Sơn, khu công nghiệp Dung Quất…
  • Các công trình giao thông vận tải: hầm Dốc Xây (Thanh Hóa), đường quản lý vận hành khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện. Các cầu giao thông, cầu đường sắt tải trọng lớn nằm trên các hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện…
  • Các công trình biển: kè biển Xuân Hải (Phú Yên).
  • Sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi: sông Mực (Thanh Hóa), hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, 5 trạm bơm Nam Hà, hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), hệ thống thủy nông sông Chu (thanh Hóa), hệ thống thủy nông Bắc Nghệ An…

Chi tiết xem thêm phần Dự án.

Các trang thiết bị phục vụ công tác khảo sát địa chất:

Thiết bị HEC hiện có:

  • Khảo sát địa vật lý bằng: máy đo điện đơn cực, đa cực sử dụng phương pháp 1D, 2D. Máy địa chấn 1 mạch, 12 mạch, 24 mạch. Máy đo từ, đo sóng dọc các thiết bị kích điện, kích nổ, cáp truyền dẫn, đầu thu chuyên dùng. Các thiết bị của Việt Nam, của Mỹ và các nước Tây Âu. Phần mềm xử lý số liệu là các phần mềm chuyên dụng đi kèm theo thiết bị địa vật lý như: VES4, Image, Res2Dinv (đo điện) SeisImager và Knox (đo địa chấn).
  • Khoan máy bằng máy khoan XY1, XY1A, Long year, Tone, Koken, B53, GX1T… sử dụng mũi khoan kim cương, hợp kim với các loại đường kính khoan từ 42mm ¸ 250mm, khoan sâu thẳng đứng đến 300m, khoan xiên đến 90o với độ sâu đến 50m. Đội ngũ công nhân tay nghề cao từ 4/7 ¸ 7/7.
  • Thiết bị lấy mẫu chuyên dùng trong đá (nòng đơn, nòng đôi, nòng ba) trong đất yếu (ống mẫu thành mỏng, ống mẫu pittong..) trong cát sỏi (ống mẫu hom giỏ, ống mẫu trong thiết bị xuyên tiêu chuẩn SPT)
  • Khoan tay bằng mũi khoan guồng xoắn có tháp: khoan thủ công và khoan động cơ.
  • Máy xuyên tĩnh bán tự động (xuyên cơ), tự động (xuyên điện).
  • Thí nghiệm hiện trường: Thiết bị chuyên dùng để thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, ép nước, hút nước, múc nước, quan trắc mực nước…như thùng lưu lượng, máy bơm, đồng hồ đo, bộ nút cơ, nút thủy lực chịu được áp lực đến 50KG/cm2.
  • Thí nghiệm xuyên động, xuyên tiêu chuẩn, thí nghiệm cắt cánh bằng các thiết bị chuyên dùng theo các tiêu chuâen Việt Nam, Mỹ, Anh, Nhận Bản, Hàn Quốc…
  • Thí nghiệm trong hầm ngang, giếng đứng, thí nghiệm nén ngang và đẩy trượt… sử dụng các thiết bị chuyên dùng.
  • Thí nghiệm đầm nén hiện trường; thí nghiệm kiểm tra chất lượng đất đắp, kiểm tra chất lượng vật liệu đất, đá, cát sỏi sử dụng các thiết bị chuyên dùng.
  • Thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép bằng máy đo siêu âm, súng bật nẩy, máy đo cốt thép…
    • Thí nghiệm trong phòng:
      • Phòng thí nghiệm là phòng thí nghiệm hợp chuẩn được cấp LAS của Bộ Xây Dựng.
      • Công tác thí nghiệm trong phòng sử dụng các thiết bị chuyên dùng cho phòng thí nghiệm gồm các thiết bị ghi tự động và bán tự động.
      • Các công nhân thí nghiệm là các công nhân có tay nghề cao (bậc 3/7 ¸ 7/7) cùng các kỹ sư có từ 5 ¸ 25 năm kinh nghiệm.
    • Lập hồ sơ địa chất công trình:
      • Sử dụng các phần mềm có bản quyền như Autocad, Microsoft office, Roclab, Dip… Các phần mềm chuyên dùng do HEC lập như: lập mặt cắt địa chất (GP2000), tổng hợp chỉ tiêu (SP2004), phần mềm lập tài liệu gốc địa chất, phần mềm phân tích số liệu thí nghiệm hiện trường, phần mềm lập các phụ lục, bảng biểu trong báo cáo…
      • Lập báo cáo ĐCCT & ĐCTV do các kỹ sư trên 10 năm kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng theo các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế như BS, ASTM…

Đội ngũ chủ nhiệm chuyên ngành Địa chất công trình:

Công tác đo vẽ địa chất và hiện trạng công trình: Trưởng nhóm là các kỹ sư trên 15 năm kinh nghiệm cùng các kỹ sư từ 5 ¸ 10 năm kinh nghiệm. Thiết bị sử dụng là : búa, địa bàn, máy ảnh kỹ thuật số, máy laze đo khoảng cách, ống nhòm, máy ghi âm kỹ thuật số…

Nghiên cứu, khảo sát đánh giá động đất, đứt gãy và các hoạt động tân kiến tạo: Các kỹ sư giàu kinh nghiệm cùng các thiết bị chuyên ngành.

Chi tiết xem phần chuyên gia địa chất.

Số lượt xem: 1095  -  Cập nhật lần cuối: 14/09/2012 04:08' CH
Các bài viết khác:
Thư viện ảnh

Tài nguyên

© 2012 Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP
Địa chỉ: 95/2 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội - Tel: (024) 3852-6285 - Fax: (024) 3563-2169
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch HĐQT
Số lượt truy cập: .
Số người trực tuyến: .