Sự phát triển của HEC qua các thời kỳ 02:58' CH-19, 19/04/2012 |
Sơ lược lịch sử hình thành HEC: Năm 1955, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại trên miền Bắc, sự nghiệp khôi phục và chuẩn bị phát triển thuỷ lợi trên quy mô rộng lớn đã bắt đầu kể từ ngày 06-4-1955 khi Chính phủ lập Nha Thuỷ lợi thuộc Bộ Giao thông công chính và tiếp đó ngày 09-9-1955 Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc ra đời. Trong thời cơ lịch sử đó, Cục Thiết kế Thuỷ lợi được thành lập theo Nghị định số 922TTg ngày 09-6-1956 do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký bổ nhiệm kỹ sư Trần Ngọc Hậu làm Giám đốc và kỹ sư Đào Trọng Kim làm Phó Giám đốc, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của công tác Khảo sát và Thiết kế Thuỷ lợi. Một số các công trình thuỷ lợi từ vừa, nhỏ đến lớn như các hồ Cấm Sơn, Núi Cốc…; các hệ thống trạm bơm ở Bắc Nam Hà; Bắc, Nam Thái Bình… được xây dựng. Thành quả thuỷ lợi trong những năm này đã tạo cơ sở cho ổn định sản xuất vụ mùa, mở ra vụ Chiêm – Xuân còn hạn hẹp, bấp bênh trở thành vụ sản xuất chính có năng suất cao, nhờ có thuỷ lợi cùng các biện pháp nông nghiệp đã tạo ra những cánh đồng 5 tấn trên diện rộng từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Kể từ khi thành lập ngành thuỷ lợi trong Bộ Giao thông Công chính (1945-1955), qua các giai đoạn của Bộ Thuỷ lợi Điện lực , Bộ Thuỷ lợi - Kiến trúc đến Bộ Thuỷ lợi (1958-1995), rồi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mặc dù tổ chức có thay đổi, tên gọi có khác nhau nhưng bất kỳ ở đâu và trong thời gian nào, các nhiệm vụ thuỷ lợi vẫn luôn được toàn thể người lao động HEC phấn đấu phát triển vì mục tiêu hiện đại hóa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Các mốc lịch sử quan trọng của HEC: 06-04-1955: Phòng thiết kế đo đạc, tiền thân của HEC, thuộc Nha thủy lợi, Bộ Giao thông công chính (được thành lập theo Nghị định số 507-TTg của Hội đồng chính phủ). 09-06-1956: Cục Thiết kế thuỷ lợi, sau đó gọi là Cục Khảo sát thiết kế thuỷ lợi (được thành lập theo Nghị định số 922TTg do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký). 12-08-1961: Viện Thiết kế thuỷ lợi -Thuỷ điện (chuyển từ Cục Khảo sát thiết kế thành Viện theo Quyết định số 632 do Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Điện lực Trần Quý Kiên ký). 20-07-1976: Viện Khảo sát thiết kế thuỷ lợi (nhập Đoàn Khảo sát thủy lợi và các đoàn khảo sát thiết kế thủy lợi Trung Trung bộ và Nam bộ vào Viện Thiết kế thủy lợi-Thủy điện theo QĐ số 1015 QĐ/TL của Bộ Thuỷ lợi). 30-10-1989: Viện Khảo sát thiết kế thuỷ lợi Quốc gia (Quyết định số 460QĐ/TC của Bộ Thuỷ lợi). 20-02-1993: Công ty Khảo sát Thiết kế Thuỷ lợi I (Quyết định số 66QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Thuỷ lợi). 06-09-1995: Công ty Tư vấn xây dựng Thuỷ lợi I (Quyết định số 79QĐ/TCCB của Bộ Thuỷ lợi về việc đổi tên Công ty khảo sát thiết kế thủy lợi I thành Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi I). 19-06-2007: Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (Quyết định số 1769/QĐ-BNN-ĐMDN về việc chuyển Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi I sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con). 15-10-2007: Tổng công ty cổ phần Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (Quyết định số 3075/QĐ-BNN-ĐMDN về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ: Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam). 26-04-2008: Đại hội đồng cổ đông thành lập đã được tổ chức thành công và thông qua bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP. 09-06-2008: Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP (Quyết định số 1703/QĐ-BNN-ĐMDN về việc điều chỉnh tên gọi Tổng công ty cổ phần Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam thành Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP). Ngày 02/12/2015 Bộ NN & PTNT chính thức bàn giao quyền quản lý vốn từ Bộ về Tổng công ty quản lý kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Ngày 26/01/2022, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có văn bản số 944/VSD-ĐK.NV về việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam-CTCP (HEC) (mã chứng khoán HEJ) cho nhà đầu tư trúng giá khi tham dự chào bán cạnh tranh vốn cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại HEC tổ chức ngày 30/12/2021 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày 31/03/2022, Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam-CTCP tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022, tổ chức và hoạt động theo mô hình 100% vốn tư nhân.
Lãnh đạo HEC qua các thời kỳ: | KS: VŨ VĂN CHINH A. Bản thân: - Năm sinh: 1984
- Quê quán: Thái Bình
- Nghề nghiệp: Kỹ sư Xây dựng
B. Chức vụ: - Tổng Giám đốc Tổng Công ty TVXD Thủy lợi Việt Nam - CTCP.
| | ThS. LƯƠNG CAO ANH A. Bản thân: - Năm sinh: 1977
- Quê quán: Thái Bình
- Nghề nghiệp: Thạc sỹ
B. Chức vụ: - Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2023
- Tổng Giám đốc Tổng Công ty TVXD Thủy lợi Việt Nam - CTCP.
| | ThS. VÕ VĂN LUNG A. Bản thân: - Năm sinh: 1959
- Quê quán: Hưng Yên
- Nghề nghiệp: Kỹ sư thủy lợi
B. Chức vụ: - Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc (Nhiệm kỳ 2018-2022).
- Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam-CTCP
C. Những dự án và công việc mà ông có nhiều đóng góp: - Các dự án thủy lợi, thủy điện: Sông Tích, Hồ chứa nước Cửa Đạt, Hồ chứa nước Nước Trong, DA thoát nước cải tạo môi trường Hà Nội, Kè bảo vệ bờ Sông Đà và Đê Quỳnh Lâm, Tiêu Đông nam Việt Trì.
| | ThS. NGUYỄN NGỌC LÂM A. Bản thân: B. Chức vụ: C. Những dự án và công việc mà ông có nhiều đóng góp: Các dự án thủy lợi, thủy điện: Nậm Đông, Thủy Yên - Thủy Cam, Suối Vực, Sông Chò, Tân Mỹ,...
|
| TS. HOÀNG MINH DŨNG A. Bản thân: B. Chức vụ: Giám đốc Xí nghiệp thiết kế TVXDTL 3 Tổng Giám đốc Công ty TVXDTL 1. Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Tổng Công ty TVXD Thủy lợi Việt Nam - CTCP.
C. Những dự án và công việc mà ông có nhiều đóng góp: Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén 14 TCN 157-2005. Các dự án thủy lợi, thủy điện: Cam Ranh, Suối Dầu, Cửa Đạt...
|
| KS. PHAN NHƯ HẢI A. Bản thân: B. Chức vụ: Giám đốc Xí nghiệp thiết kế I. Tổng Giám đốc Công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi 1. Ủy viên Hội đồng quản trị công ty liên doanh APECO. Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty liên doanh VWDC.
C. Những dự án và công việc mà ông có nhiều đóng góp: Các dự án thủy lợi EASOUP thượng, Truồi, Ô Chum (Cămphuchia)... Là chủ nhiệm công trình sửa chữa sự cố đập Suối Hành, đập nhiều khối lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam. Thời kỳ ông làm Tổng giám đốc, Công ty được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động (2000), được tổ chức DNV cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Công ty xây dựng xong trụ sở làm việc khang trang.
|
| KS. PHẠM VŨ DẬU A. Bản thân: B. Chức vụ: Đoàn trưởng Đoàn khảo sát thủy lợi. Viện trưởng Viện khảo sát thiết kế thủy lợi. Viện trưởng Viện KSTKTL Quốc gia. Tổng Giám đốc Công ty: Khảo sát thiết kế thủy lợi 1, Tư vấn xây dựng Thủy lợi 1.
C. Dự án tiêu biểu mà ông có nhiều đóng góp: Các dự án thủy lợi và thủy điện thuộc lĩnh vực khảo sát ở thời kỳ 1975-1996, đặc biệt là công trình sông Đà. Ông là người sáng lập 2 công ty liên doanh: Tư vấn xây dựng công trình châu Á Thái Bình Dương APECO và phát triển nguồn nước Việt Nam (VWDC).
|
| GSTS. PHAN SỸ KỲ A. Bản thân: B. Chức vụ: Đoàn trưởng Đoàn khảo sát thiết kế thủy lợi Trung Trung Bộ, Viện trưởng Viện Khảo sát thiết kế Thủy lợi Viện trưởng Viện Khảo sát thiết kế thủy lợi quốc gia. Thứ trưởng: Bộ Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
B. Dự án tiêu biểu mà ông có nhiều đóng góp: |
| NGUYỄN VĂN BẮC (1920 - 2004) A. Bản thân: B. Chức vụ: C. Dự án thủy lợi mà ông có nhiều đóng góp: Các dự án thiết kế trạmbơm. Dự án 6 trạm bơm Nam Hà (Cho đến nay chưa có Dự án trạm bơm nào vượt qua tầm vóc của dự án này). Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, Dầu Tiếng.
|
| LÊ VĂN HỢP (1929 - 1997) A. Bản thân: B. Chức vụ: Quyền Viện trưởng Viện thiết kế thủy lợi thủy điện. Trưởng đoàn khảo sát thiết kế thủy lợi Nam Bộ Vụ trưởng Vụ kỹ thuật Bộ Thủy lợi
C. Dự án tiêu biểu mà ông có nhiều đóng góp: Thủy điện: Thác Bà, Trị An; Thủy lợi: Đập Đáy, Dầu Tiếng. Về chuyên môn ông có nhiều đóng góp đặc biệt về thiết kế thủy điện. Thời kỳ ông làm Quyền Viện trưởng Viện được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng 3 và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiết kế cải tạo Đập Đáy.
|
| NGUYỄN MẠNH THƯỜNG A. Bản thân: - Năm sinh: 1922
- Quê quán: Nghệ An
- Nghề nghiệp: Cán bộ chính trị
B. Chức vụ: - Viện phó Viện Thiết kế Thủy lợi thủy điện,
- Viện trưởng Viện Thiết kế Thủy lợi thủy điện
C. Công việc mà ông có nhiều đóng góp: - Tổ chức bộ máy sản xuất an toàn cho gần 3000 cán bộ, công nhân của Viện làm ra các dự án thủy lợi thủy điện trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ác liệt ở miền Bắc.
|
| VŨ KHẮC MẪN (1922 - 1999) A. Bản thân: - Quê quán: Phú Thọ
- Nghề nghiệp: Kỹ sư công chính
B. Chức vụ: - Viện trưởng Viện thiết kế Thủy lợi thủy điện.
- Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Đại biểu Quốc hội khóa III
C. Công trình tiêu biểu: - Bắc Hưng Hải (Hợp tác với Trung Quốc), Thác Bà (Hợp tác với Liên Xô), 6 trạm bơm Nam Hà
- Đề xuất với Bộ về việc tổ chức lực lượng đo đạc thủy văn phục vụ khảo sát thiết kế các công trình thủy lợi sau này.
|
| LÊ TÍNH (1920 - 1992) A. Bản thân: B. Chức vụ: C. Công việc mà ông có nhiều đóng góp: Tổ chức xây dựng các đoàn khảo sát sông Đà, sông Lô, Phòng quy hoạch, tạo tiền đề cho việc hoạch định các công trình thủy lợi thủy điện sau này.
|
| TRẦN NGỌC HẬU (1898 - 1957) A. Bản thân B. Chức vụ: C. Đề tài Khoa học tiêu biểu: Tính toán khôi phục lũ năm 1945 tại Hà Nội trường hợp không có vỡ đê và phân lũ sông Đáy" tại hội thảo khoa học thủy lợi New Dely (Ấn Độ). Các công trình sửa chữa sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954-1957).
|
Số lượt xem: 4693 - Cập nhật lần cuối: 16/09/2024 03:38' CH | |